Ngày Nhà Giáo tại Việt Nam và các nước thế nào?
Hàng năm, cứ vào dịp 20/11 – Ngày nhà giáo Việt Nam, toàn nước đều hướng về những người thầy, người cô. Với người Việt ta, đó là dịp để truyền thống “tôn sư trọng đạo”, được hàng lớp lớp học trò bày tỏ với những “người đưa đò”, dạy cho ta những kiến thức và điều hay lẽ phải trong cuộc sống.

Tôn sư trọng đạo – Truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam
Truyền thống của Việt Nam
Trong tuyền thống Việt Nam, thầy giáo luôn hết mình dạy dỗ, không chỉ truyền tải kiến thức cho học trò, mà còn luôn giữ lòng thanh cao để làm gương cho học trò. Còn học trò cũng phải giữ đúng “đạo học trò”, nhất mực coi trọng những lời dạy bảo của thầy, chăm chỉ học tập và ứng xử cho phải đạo. Nếu phạm lỗi phải biết kính cẩn xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Vì vậy, nước ta mới có nhiều thầy giỏi, trò tài, tạo nên lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm văn hiến.
Trong xã hội ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng vẫn không gì có thể thay thế được vị trí đặc biệt quan trọng của thầy-cô giáo. Bởi lẽ, dù xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò.
Người lái đò cho học sinh
Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai; là người định hướng tri thức để học trò khám phá, tìm tòi tri thức. Để làm được những điều đó, khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ đạt được những thành tựu to lớn, người thầy càng phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để bắt kịp với thời đại, đáp ứng được những nhu cầu đổi mới cũng như học tập ngày càng cao của học sinh.
Chính vì thế, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn vẹn nguyên giá trị về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học. Tuy nhiên, việc kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ngày nay cũng có phần thay đổi so với xưa kia. Khoảng cách giữa thầy và trò đã gần gũi, thân thiện hơn, không còn bị chi phối bởi những giáo lý nghiêm ngặt như trong xã hội xưa. Những quy định về lễ nghĩa giúp học trò có thể thể hiện sự kính trọng thầy cô bằng nhiều cách khác nhau.

Quan hệ Thầy – Trò ở nước ngoài thế nào?
Thầy – trò tại Mỹ và Úc
Bản thân người viết may mắn đã từng được du học tại hai quốc gia Úc và Mỹ. Trong văn hóa, lối sống và sinh hoạt tại hai quốc gia này, mối quan hệ thầy – trò có đôi chút khác biệt với chúng ta. Các giảng viên và giáo sư được nhà trường để chức danh là “Staff”, mà dịch ra tiếng Việt có thể hiểu là “Nhân viên”. Tại Úc, học sinh, sinh viên không gọi thầy cô là “teacher” mà thường gọi thẳng họ của thầy cô, ví dụ như “Mr. Johnson” hay “Ms. Susan”.
Sự khác nhau giữa châu Âu và châu Á
Tại Mỹ, ở các trường đại học, đa số sinh viên sẽ gọi các giảng viên, giáo sư là “Professor” (Giáo sư), chẳng hạn như “Professor Smith”, “Professor Jennifer”. Mối quan hệ thầy-trò ở nước ngoài đơn thuần là mối quan hệ cung-cầu dịch vụ giáo dục. Vì vậy, các giáo viên sẽ nỗ lực tối đa để cung cấp dịch vụ giáo dục với chất lượng tốt nhất có thể và vì vậy sẽ không có chuyện thầy thì cứ ra sức nói, trò thì vẫn mải mê làm việc riêng.
Nói như vậy không có nghĩa tại nước ngoài, nghề nhà giáo không được xem trọng như tại Việt Nam, hay các nước Châu Á. Ngược lại, nghề giáo viên được trả lương rất cao, ổn định, không bao giờ phải lo thất nghiệp, và sau khi về hưu sẽ có những ưu đãi rất lớn từ chính phủ. Chỉ là mối quan hệ thầy trò đơn giản chỉ như một “cuộc giao dịch”, chúng ta trả tiền để họ cung cấp “dịch vụ” (ở đây là kiến thức, thực hành).
?? ?????® xin chúc các thầy cô một ngày 20/11 thật nhiều sức khỏe, tiếp tục con đường và sự nghiệp soi sáng, dẫn dắt thật nhiều thế hệ học trò của Việt Nam! Còn các bạn học sinh, chúng ta hãy luôn luôn giữ vững tinh thần “tôn sư trọng đạo” nhé! Vì một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy,

THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ:
we tutor®
0368 010 088
wetutor@wetutor.edu.vn
wetutor.edu.vn
facebook.com/wetutor.edu.vn/
Bình luận